Hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP?

Hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP:

1.Việc lựa chọn nhà đầu tư phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế,trừ các trường hợp quy định tại khoản b) và c) sau đây.

Hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP?
Hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP?

Xem thêm: Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP nhóm C?

 

2.Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nướctrong các trường hợp sau:

Dự án đầu tư mà pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực hiện;

Nhà đầu tư nước ngoài không tham dự sơ tuyển quốc tế hoặc không trúng sơ tuyển quốc tế;

Dự án nhóm B, nhóm c theo quy định của pháp luật đầu tư công. Trường hợp cần sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý quốc tế thì nhà đầu tư trong nước được liên danh với nhà đầu tư nước ngoài hoặc sử dụng nhà thầu nước ngoài để tham dự thầu và thực hiện dự án;

Dự án có yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng đối với yêu cầu bảo đảm quốc phòng, ý kiến thống nhất của Bộ Công an đối với yêu cầu bảo đảm an ninh.

3.Áp dụng hình thức chỉ định thầutheo trong các trường hợp sau đây:

Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển; chỉ có một nhà đầu tư trúng sơ tuyển;

Trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại điểm a) vừa nêu, hồ sơ yêu càu được lập trên cơ sở chỉnh sửa nội dung mẫu hồ sơ quy định Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BKHĐT; trong đó, không quy định nội dung so sánh, xép hạng nhà đầu tư.

Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn;

Dự án do nhà đầu tư đề xuất đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất có mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyển.

Trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại điểm b và điểm c vừa nêu, hồ sơ yêu cầu được lập trên cơ sở chỉnh sửa nội dung mẫu hồ sơ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BKHĐT; trong đó, bổ sung nội dung đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và không quy định nội dung so sánh, xếp hạng nhà đầu tư.


Đánh Giá:
⭐️ Đánh Giá:  5 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️
✅ Cam Kết:  Uy Tín - Đảm Bảo
⭐️ Dịch Vụ: 🔺Trọn Gói - Chính Xác
✅ Hỗ Trợ: ⚡ ꧂Toàn Quốc ⭕
✅ Chi Phí: ⚡Tiết kiệm - Ưu Đãi

Viện Nghiên Cứu Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ Đoàn Kết Trí Tuệ Sáng Tạo
➤➤➤➤➤➤➤➤➤➤

Bài viết liên quan

Các hành vi bị cấm và xử lý vi phạm pháp luật trong đấu thầu

Mục lục chính 1.      Các hành vi bị cấm trong đấu thầu? Các hành vi...

Việc giải quyết tranh chấp trong đấu tại Toà án tuân thủ quy định gì?

Xem thêm: Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu Việc giải quyết tranh chấp trong...

Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

Mục lục chính 1.      Quyền kiến nghị của nhà thầu, nhà đầu tư trong đấu...

Xử lý tình huống trong đấu thầu?

1.      Nguyên tắc xử lý tình huống trong đấu thầu? Xử lý tình huống là...

Nguyên tắc tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu?

Mục lục chính 1.      Nguyên tắc tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu? Nguyên...

Nội dung giám sát, theo dõi đối với việc lựa chọn nhà thầu?

Việc giám sát hoạt động đấu thầu là công việc thường xuyên của người có...