1. Khi nào nhà thầu,nhà đầu tư là tổ chức được coi có tư các hợp lệ khi đấu thầu?
Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư các hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều hiện sau đây:
- Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
- Hạch toán tài chính độc lập;
- Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
- Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
- Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
- Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
- Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ đượct ham dự thầu ới tư các độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.
Xem thêm: Có các phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư nào
2. Khi nào nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân được coi có tư cách hợp lệ khi đấu thầu?
Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
- Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;
- Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
- Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu
Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.
Đánh Giá:
➤➤➤➤➤➤➤➤➤➤
Bài viết liên quan
Các hành vi bị cấm và xử lý vi phạm pháp luật trong đấu thầu
Mục lục chính 1. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu? Các hành vi...
Feb
Việc giải quyết tranh chấp trong đấu tại Toà án tuân thủ quy định gì?
Xem thêm: Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu Việc giải quyết tranh chấp trong...
Feb
Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu
Mục lục chính 1. Quyền kiến nghị của nhà thầu, nhà đầu tư trong đấu...
Feb
Xử lý tình huống trong đấu thầu?
1. Nguyên tắc xử lý tình huống trong đấu thầu? Xử lý tình huống là...
Feb
Nguyên tắc tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu?
Mục lục chính 1. Nguyên tắc tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu? Nguyên...
Feb
Nội dung giám sát, theo dõi đối với việc lựa chọn nhà thầu?
Việc giám sát hoạt động đấu thầu là công việc thường xuyên của người có...
Feb