a) Kiểm tra hoạt động đấu thầu trong lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất khi có vướng mắc, kiến nghị, đề nghị hoặc yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra về công tác đấu thầu theo quy định tại khoản b). Phương thức kiểm tra bao gồm kiểm tra trực tiếp, yêu cầu báo cáo.
Xem thêm: Thẩm định và phân cấp trách nhiệm thẩm định, phê duyệt trong lựa chọn nhà đầu tư
b) Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, người đứng đâu các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo việc kiểm tra hoạt động đấu thầu đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình và các dự án do mình quyết định đầu tư nhằm mục đích quản lý, điều hành và chấn chỉnh hoạt động đấu thầu bảo đảm đạt được mục tiêu đẩy nhanh tiến độ, tăng cường hiệu quả của công tác đấu thầu và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu khi có yêu cầu của người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra về công tác đấu thầu. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm giúp Uy ban nhân dân tỉnh, thành phô trực thuộc trung ương chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu tại địa phương mình.
d) Nội dung kiểm tra đấu thầu:
Nội dung kiểm tra định kỳ bao gồm:
– Kiểm tra việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác lựa chọn nhà đầu tư, phân cấp trong lựa chọn nhà đầu tư;
– Kiểm tra công tác đào tạo về đấu thầu;
– Kiểm tra việc cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu;
– Kiểm tra việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
– Kiểm tra nội dung hợp đồng ký kết và việc tuân thủ các căn cứ pháp lý trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng;
– Kiểm tra trình tự và tiến độ thực hiện dự án theo kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư đã duyệt;
– Kiểm tra tình hình thực hiện báo cáo về công tác đấu thầu;
– Kiểm tra việc triển khai thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát về công tác đấu thầu.
Nội dung kiểm tra đột xuất:
– Căn cứ theo yêu cầu kiểm tra đột xuất, quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra quy định các nội dung kiểm tra cho phù hợp.
– Sau khi kết thúc kiểm tra, phải có báo cáo, kết luận kiểm tra. Cơ quan kiếm tra có trách nhiệm theo dõi việc khắc phục các tồn tại (nếu có) đã nêu trong két luận kiểm tra. Trường hợp phát hiện có sai phạm thì cần đề xuất biện pháp xử lý hoặc chuyển cơ quan thanh tra, điều tra để xử lý theo quy định.
– Nội dung két luận kiểm tra bao gồm:
– Tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại đơn vị được kiểm tra;
– Nội dung kiểm tra;
– Nhận xét;
– Kết luận;
– Kiến nghị.