NỘI DUNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT HẠ TẦNG KỸ THUẬT

 

1.1 Yêu cầu chung của công tác giám sát hệ thống kỹ thuật

Việc giám sát đảm bảo chất lượng hệ thống kỹ thuật với mục đính chính là hạn chế tối đa những sai sót trong thiết kế, thi công lắp đặt, làm tăng hiệu quả kinh tế khi khi đầu tư xây dựng và khai thác công trình. Ngoài ra, hệ thống kỹ thuật còn góp phần tăng năng suất lao động, đảm bảo yêu cầu công nghệ và đảm bảo sức khoẻ cho con người.

Hiện nay, các hệ thống kỹ thuật trong rất phức tạp, đa dạng và không ngừng được hiện đại hoá, đòi hỏi người thực hiện công tác giám sát chất lượng phải có trình độ nghiệp vụ giám sát, trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định về lĩnh vực chuyên ngành thuộc hệ thống kỹ thuật cần giám sát nên việc giám sát chất lượng hệ thống kỹ thuật của Chủ đầu tư thường được thuê khoán cho các tổ chức TVGS chuyên ngành.

Nhiệm vụ giám sát đảm bảo chất lượng của Chủ đầu được qui định cụ thể tại Điều 21 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ký ngày 16 tháng 12 năm 2004. Chủ đầu tư có thể thuê TVGS thực hiện toàn bộ hay một phần nhiệm vụ giám sát của Chủ đầu tư. Nhiệm vụ của Đơn vị tư vấn giám sát thi công cần được qui định cụ thể trong hợp đồng kinh tế ký kết giữa Chủ đầu tư và tổ chức tư vấn giám sát. Tư vấn giám sát là người được Chủ đầu tư thuê theo dõi và chịu trách nhiệm về chất lượng nên phần nhiệm vụ giám sát chất lượng của Chủ đầu tư thuê theo hợp đồng cũng là nhiệm vụ của TVGS. Công tác giám sát chất lượng cần được thực hiện cụ thể trong từng công việc, từng giai đoạn thi công lắp đặt hệ thống kỹ thuật.

nỘi dung cÔng tÁc giÁm sÁt hẠ tẦng kỸ thuẬt

Theo qui định hiện hành trong mục lớp học giám sát thi công xây dựng có nói đến nhiệm vụ của Tư vấn giám sát là:

1. Giám sát đảm bảo chất lượng kỹ thuật;

2. Giám sát đảm bảo tiến độ thi công đề ra của Chủ đầu tư;

3. Giám sát và quản lý khối lượng vật tư, khối lượng thi công lắp đặt;

4. Giám sát đảm bảo việc thực hiện nội qui, điều kiện an toàn lao động;

5. Giám sát đảm bảo vệ sinh và bảo vệ môi trường

Công tác giám sát thi công hệ thống kỹ thuật trong công trình có tính đặc thù riêng như:

1. Các tiêu chuẩn thiết kế, thi công các hệ thống kỹ thuật hiện nay của Việt Nam phần lớn chưa đồng bộ, thậm chí có hệ thống còn chưa có tiêu chuẩn riêng của Viêt Nam mà hoàn toàn phải sử dụng tiêu chuẩn của nước ngoài. Các tiêu chuẩn nước ngoài được phép áp dụng ở Việt Nam tuy là những tiêu chuẩn của các nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển hơn ở nước ta, nhưng do điều kiện kinh tế, xã hội và thói quen sử dụng khác nhau nên mức độ yêu cầu kỹ thuật của mỗi nước cũng có sự khác biệt nhất định, việc áp dụng các tiêu chuẩn của các nước khác nhau cho mỗi hệ thống kỹ thuật trong cùng một công trình cụ thể có khi làm cản trở việc thực hiện theo tiêu chuẩn được áp dụng trong thiết kế của hệ thống nào đó trong công trình. Ngoài ra, các tiêu chuẩn này áp dụng vào điều kiện nước ta nhiều khi không hoàn toàn phù hợp. Sự không phù hợp này cũng tạo nên những khó khăn nhất định trong việc thoả mãn tiêu chuẩn áp dụng trong hồ sơ thiết kế khi thi công và gây khó khăn khi thực hiện công tác giám sát đảm bảo chất lượng.

2. Tiến độ thi công, phương pháp thi công lắp đặt hệ thống, thời điểm khởi công hạng mục bị phụ thuộc hoàn toàn vàơ tiến độ, chất lượng thi công phần vỏ công trình (Phần xây thô của nhà thầu chính) và sự phối hợp thi công giữa các nhà thầu khác nhau cùng tác nghiệp trên hiện trường (các nhà thầu phụ). Sự phụ thuộc này có tính quyết định tới khả năng hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo tiến độ thi công của nhà thầu lắp đặt, của Tư vấn giám sát và hiện hữu trong tất cả các giai đoạn thi công lắp đặt hệ thống kỹ thuật .

3. Chất lượng hệ thống kỹ thuật không những phụ thuộc vào chất lượng, công nghệ chế tạo, xuất sứ và thời gian sản xuất vật tư, thiết bị lắp đặt vào hệ thống, chất lượng gia công phụ kiện, lắp đặt trực tiếp trên công trường mà còn phụ thuộc rất lớn vào công tác tổ chức thực hiện thử nghiệm, nghiệm thu đưa vào sử dụng như: Qui trình, phương pháp, điều kiện và khoảng thời gian thử không tải, có tải đơn động, liên động hệ thống. Qui trình, khoảng thời gian chạy thử kiểm tra, hiệu chỉnh trước khi đưa vào khai thác, sử dụng. Ngoài ra, chất lượng hệ thống còn phụ thuộc vào phương pháp chuyển giao, đào tạo công nhân quản lý, vận hành và qui trình chuyển giao giữa nhà thầu thi công, nhà thầu cung cấp thiết bị và Chủ đầu tư, đơn vị sử dụng trực tiếp.

4. Việc đảm bảo khối lượng vật tư, thiết bị không chỉ đơn thuần là số lượng, chủng loại vật tư, thiết bị mà còn là giá trị sản phẩm được thể hiện bằng nguồn gốc, suất sứ vật tư, thiết bị, tính năng kỹ thuật của chúng và cả thời gian xuất xưởng, sự đồng bộ các chi tiết và địa điểm khi tổ hợp thiết bị.

5. Một số thiết bị, máy móc nhập ngoại thường chỉ được nhập đơn chiếc cho một công trình cụ thể và sau khi lắp đặt phải được đại diện của chính hãng cung ứng, sản xuất trực tiếp vận hành, hiệu chỉnh nên thường bị phụ thuộc về thời gian hoàn thành thi công hệ thống.

6. Khi thử nghiệm, nghiêm thu đưa vào sử dụng một số hệ thống kỹ thuật đặc thù, đòi hỏi độ an toàn cao như hệ thống phòng cháy chữa cháy, thang máy, hệ thống cấp khí đốt … còn cần sự chứng kiến, kiểm tra và cho phép sử dụng của cơ quan chức năng quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Người kỹ sư tư vấn giám sát khi tác nghiệp trên công trường cần đề suất để cùng chủ nhiệm dự án giải quyết:

1. Quan hệ giữa các bên trong công trường: Giám sát bảo đảm chất lượng trong công tác lắp đặt thiết bị nằm trong nhiệm vụ chung của giám sát bảo đảm chất lượng công trình của Chủ đầu tư. Đại diện cho chủ đầu tư về quản lý chất lượng có các cán bộ giám sát bảo đảm chất lượng công trình dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ nhiệm dự án,. Thông thường chỉ có người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng xây lắp nói chung, còn khi cần đến chuyên môn nào thì điều động người có chuyên môn theo ngành hẹp đến tham gia hỗ trợ cho người chịu trách nhiệm chung.

Sau khi bản thiết kế kỹ thuật (hay thiết kế kỹ thuật thi công) được duyệt, chủ đầu tư phải lập hồ sơ mời thầu để lựa chọn nhà thầu. Các yêu cầu kỹ thuật trong bộ hồ sơ mời thầu hết sức quan trọng. Yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ mời thầu là các tiêu chí để nhà thầu căn cứ vào đấy lập giá chào thầu. Kỹ sư tư vấn bên cạnh chủ đầu tư căn cứ vào đấy để kiểm tra và nghiệm thu trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Các yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu càng kỹ, càng sát với tình hình thực tiễn bao nhiêu thì quá trình thực hiện dự án và công tác giám sát càng thuận lợi bấy nhiêu.

2. Chủ trì, điều hành sự phối hợp tiến độ là nhiệm vụ trước hết của chủ nhiệm dự án mà người đề xuất chính là giám sát bảo đảm chất lượng. Trước khi bắt đầu tiến hành các công tác xây lắp cần lập tổng tiến độ. Tổng tiến độ chỉ cần vạch ra những việc thuộc bên thi công nào, vào thời điểm nào mà mức chi tiết có thể tính theo công đoạn, khu vực thi công. Tổng tiến độ cho biết vào thời gian nào, công tác nào phải bắt đầu để các thành viên tham gia xây dựng toàn bộ công trình biết và phối hợp. Từ tổng tiến độ mà các thành viên tham gia xây lắp và cung ứng lập ra bảng tiến độ thi công cho đơn vị mình, trong đó hết sức chú ý đến sự phối hợp đồng bộ, tạo điều kiện thi công cho đơn vị bạn.

3. Chủ trì thông qua biện pháp thi công và biện pháp đảm bảo chất lượng.
Trước khi khởi công, Chủ nhiệm dự án và tư vấn đảm bảo chất lượng cần thông qua biện pháp xây dựng tổng thể của công trình, giải pháp chung về vận chuyển thiết bị, giải pháp an toàn lao động chung, các yêu cầu phối hợp và điều kiện phối hợp chung. Nếu đơn vị thi công thực hiện công tác theo ISO 9000 thì cán bộ tư vấn sẽ giúp Chủ nhiệm dự án tham gia xét duyệt chính sách đảm bảo chất lượng của Nhà thầu và duyệt sổ tay chất lượng của Nhà thầu và của các đơn vị thi công đến cấp đội.

4. Chủ trì kiểm tra chất lượng, xem xét các công việc xây lắp làm từng ngày. Trước khi thi công bất kỳ công tác nào, nhà thầu cần thông báo để tư vấn đảm bảo chất lượng kiểm tra việc chuẩn bị. Quá trình thi công phải có sự chứng kiến của tư vấn đảm bảo chất lượng trong tất cả các khâu, tất cả các công việc từ nhỏ đến lớn. Khi thi công xong cần tiến hành thử nghiệm, kiểm tra và nghiệm thu chất lượng và số lượng công tác xây lắp đã hoàn thành, lập bản vẽ hoàn công.

Để phân biệt rõ nhiệm vụ của kỹ sư tư vấn bảo đảm chất lượng bên cạnh chủ đầu tư, cần phân biệt với nhiệm vụ của kỹ sư của nhà thầu.

Kỹ sư của nhà thầu là người có trách nhiệm hướng dẫn công nhân làm theo các yêu cầu kỹ thuật của chủ đầu tư để tạo ra sản phầm giao cho chủ đầu tư.

Nhiệm vụ hướng dẫn công nhân không phải là nhiệm vụ của kỹ sư tư vấn giám sát bên cạnh chủ đầu tư. Người TVGS phải giám sát, chứng kiến và chỉ nên thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, không hướng dẫn hay trực tiếp thực hiện.