Giám sát thi công xây dựng đã trở thành một công việc không thể thiếu được trong thi công xây dựng công trình hiện nay ở nước ta. Điều đó đã được Luật xây dựng khẳng định tại điều 87 như sau :
1.Mọi công trình xây dựng trong quá trình thi công phải được thực hiện chế độ giám sát;
2.Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải được thực hiện để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình;
3. Chủ đầu tư xây dựng công trình phải thuê tư vấn giám sát hoặc tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng;
4. Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp công trình.
Theo những quy định trên có thể xác định nội dung giám sát thi công xây dựng công trình gồm ba giai đoạn :
a) Giai doạn thiết kế
b) Giai đoạn thi công xây dựng công trình
c) Giai đoạn bảo hành và bảo trì công trình
Nội dung công việc ở giai đoạn thiết kế bao gồm:
• Công tác chuẩn bị
– Lập dự án đầu tư xây dựng công trình
– Khảo sát địa chất công trình phục vụ công tác thiết kế
– Thiết kế cơ sở
– Xác định tổng mức đầu tư xây dựng công trình
• Công tác thiết kế
– Lập nhiệm vụ thiết kế;
– Tuyển chọn đơn vị tư vấn thiết kế;
– Nghiệm thu tài liệu thiết kế;
– Tuyển chọn đơn vị thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tổng dự tóan.
Nội dung công việc thực hiện ở giai đoạn thi công là:
• Công tác chuẩn bị
– Lập hồ sơ mời đấu thầu;
– Phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu để tuyển chọn nhà thầu thi công , nhà thầu cung cấp thiết bị và nhà thầu cung ứng vật tư.
• Thi công xây dựng công trình
– Kiểm tra và xét duyệt kế hoạch tiến độ thi công của các nhà thầu tham gia thi công xây dựng công trình ;
– Kiểm tra và xét duyệt quy trình và biện pháp kỹ thuật thi công của các nhà thầu tham gia thi công xây dựng công trình;
– Kiểm tra và xét duyệt các biện pháp an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường;
– Kiểm tra và giám sát hệ thống quản lý chất lượng công trình do các nhà thầu thực hiện;
– Giám sát kỹ thuật thi công các công việc xây dựng, hạng mục công trình và toàn bộ công trình;
– Giám sát và quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công xây dựng công trình;
– Giám sát, quản lý công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nỗ, vệ sinh môi trường và an ninh trật tự khu vực thi công xây dựng;
– Nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng;
– Nghiệm thu khối lượng, xác định khối lượng thi công so với dự toán được duyệt và khối lượng phát sinh để trình chủ đầu tư;
– Tổng hợp tài liệu, nghiệm thu hồ sơ hoàn công và các tài liệu khác của dự án xây dựng công trình;
– Kiểm tra quyết toán công trình.
Nội dung công tác ở giai đoạn bảo hành bảo trì công trình bao gồm:
• Công tác bảo hành
– Kiểm tra, giám sát tình trạng công trình trong quá trình sử dụng;
– Đôn đốc công tác bảo hành công trình;
– Phát hiện các hư hỏng để yêu cầu các nhà thầu khắc phục, sữa chữa;
– Giám sát, nghiệm thu công tác bảo hành, khắc phục sữa chữa;
– Nghiệm thu xác nhận hoàn thành công tác bảo hành.
• Công tác bảo trì
– Kiểm định, đánh giá chất lượng công trình theo thời gian sử dụng;
– Lầp kế hoạch quản lý, duy tu bảo dưỡng công trình theo định kỳ.