Quy định việc cung cấp thông tin về đấu thầu, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu về lựa chọn nhà thầu

Mục lục chính

1.      Đối tượng nào phải thực hiện cung cấp thông tin về đấu thầu, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu về lựa chọn nhà thầu?

Đối tượng nào phải thực hiện cung cấp thông tin về đấu thầu, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu về lựa chọn nhà thầu:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc cung cấp thông tin về đấu thầu, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều 1 Luật đấu thầu, bao gồm:

a)      Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91;

b)     Sở Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 (sau đây gọi tắt là đơn vị quản lý về đấu thầu);

c)      Người có thẩm quyền;

d)     Chủ đầu tư;

e)      Bên mời thầu.

Quy định việc cung cấp thông tin về đấu thầu, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
Quy định việc cung cấp thông tin về đấu thầu, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu về lựa chọn nhà thầu

Xem thêm: Quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu

 

2.      Nguyên tắc cung cấp thông tin, và báo cáo hình hình thực hiện hoạt động đấu thầu?
Nguyên tắc cung cấp thông tin, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu

1)     Trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời, đúng hạn.

2)     Công khai, minh bạch.

3)     Thông tin được cung cấp có tính hệ thống, có liên kết và theo trình tự thời gian theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

4)     Không chồng chéo, không trùng lặp về phạm vi báo cáo giữa Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5)     Đối với báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu theo định kỳ hàng năm, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về tính chính xác và thống nhất của nội dung báo cáo và số liệu báo cáo trên địa bàn, ngành, lĩnh vực quản lý.

6)     Trường hợp hạ tầng công nghệ thông tin không đáp ứng yêu cầu của việc báo cáo trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (sau đây gọi là Hệ thống mạng) theo quy định tại Điều 3 Thông tư này hoặc do yêu cầu về bảo mật theo quy định của pháp luật về bảo mật thì cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm báo cáo phải gửi báo cáo bằng văn bản.

3.      Hình thức cung cấp thông tin và báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu?

a)      Việc cung cấp các thông tin về đấu thầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được thực hiện trên Hệ thống mạng.

b)     Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu theo định kỳ hàng năm theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được thực hiện đồng thời theo hai hình thức sau đây:

–         Gửi văn bản (có chữ ký và đóng dấu) qua đường bưu điện;

–         Gửi trên Hệ thống mạng theo lộ trình quy định

c)      Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 gửi báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu theo định kỳ hàng năm:

–         Theo hai hình thức gửi văn bản và gửi trên hệ thống mạng đối với báo cáo năm 2018 và năm 2019;

–         Trên Hệ thống mạng (gửi số liệu theo định dạng chuẩn trên Hệ thống mạng đồng thời đính kèm tập tin báo cáo bằng văn bản có chữ ký và đóng dấu dưới định dạng fíle PDF) đối với báo cáo từ năm 2020 trở đi.

4.      Thời hạn cung cấp và báo cáo các thông tin về đấu thầu?

a)      Thời hạn cung cấp các thông tin về đấu thầu:

–         Việc cung cấp các thông tin về đấu thầu theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, trừ thông tin quy định tại điểm b, điểm c Khoản này, được thực hiện trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định hoặc văn bản phê duyệt, ban hành các thông tin đó;

–         Việc cung cấp thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu được thực hiện trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu được ban hành;

–         Thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời quan tâm, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng, thông báo hủy thầu, thông báo gia hạn, điều chỉnh, đính chính các thông tin đã đăng tải được thực hiện theo tiến độ tổ chức lựa chọn nhà thầu và phải đảm bảo các quy định tương ứng liên quan về thời gian trong đấu thầu theo quy định của pháp luật đấu thầu.

b)     Thời hạn báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu theo định kỳ hàng năm:

–         Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu theo định kỳ hàng năm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 phải được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 21 tháng 12 năm báo cáo;

–         Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu trên cả nước theo định kỳ hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp phải được trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25 tháng 12 năm báo cáo.

–         Báo cáo hàng năm tính từ ngày 15 của tháng 12 năm trước đến 14 tháng 12 cửa năm báo cáo

c)      Trường hợp các thời điểm báo cáo nêu trên trùng với ngày nghỉ hàng tuần hoặc nghỉ lễ theo quy định của pháp luật về lao động thì thời điểm báo cáo là ngày làm việc đầu tiên sau ngày nghỉ hoặc thời điểm nghỉ lễ.

5.      Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, tổng kết, đánh giá các thông tin về đấu thầu và báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, quản lý, đánh giá, tổng kết các thông tin về đấu thầu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu trên cả nước theo định kỳ hàng năm.

6.      Thông tin về đấu thầu để phục vụ việc theo dõi, giảm sát, đánh giá tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu gồm thông tin nào? Cách thức cung cấp?

1)     Các thông tin về đấu thầu để phục vụ việc theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu bao gồm:

a)      Thông tin về dự án;

b)     Kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

c)      Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;

d)     Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;

e)      Danh sách ngắn;

f)      Kết quả lựa chọn nhà thầu;

g)     Hợp đồng;

h)     Kiến nghị;

i)       Hủy thầu;

j)       Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

k)     Kết quả thanh tra, kiểm tra về đấu thầu theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ đã phê duyệt;

l)       Thông tin về nhà thầu nước ngoài trúng thầu tại từng dự án/gói thầu;

m)   Thông tin khác có liên quan.

2)     Việc cung cấp nội dung chi tiết của các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo các biểu mẫu dưới dạng webform trên Hệ thống mạng.

7.      Trách nhiệm cung cấp thông tin và các thức thực hiện?

1)     Trách nhiệm cung cấp thông tin:

a)      Người có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp các thông tin quy xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu, thông tin khác cơ liên quan;

b)     Chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên có trách nhiệm cung cấp các thông tin;

–         Thông tin về dự án

–         Kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

–         Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;

–         Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;

–         Danh sách ngắn;

–         Kết quả lựa chọn nhà thầu;

–         Hợp đồng;

–         Kiến nghị;

–         Hủy thầu;

–         Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

–         Kết quả thanh tra, kiểm tra về đấu thầu theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ đã phê duyệt;

–         Thông tin về nhà thầu nước ngoài trúng thầu tại từng dự án/gói thầu;

–         Thông tin khác có liên quan.

c)      Đơn vị quản lý về đấu thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin quy về kết quả thanh tra,  kiểm tra về đấu thầu theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ đã phê duyệt, thông tin khác có liên quan

2)     Cách thức thực hiện:

Việc cung cấp các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo hướng dẫn và các biểu mẫu dưới dạng webform trên Hệ thống mạng.

8.      Nội dung và cách báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu?

·        Các thông tin báo cáo

1)     Kết quả thực hiện hoạt động đấu thầu trong năm:

a)      Kết quả thực hiện hoạt động đấu thầu;

b)     Công tác phổ biến, quán triệt việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;

c)      Phân cấp trong đấu thầu;

d)     Công tác thanh tra, kiểm tra về đấu thầu;

e)      Công tác đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu;

f)      Giải quyết kiến nghị và xử lý vi phạm về đấu thầu;

g)     Thông tin về nhà thầu nước ngoài trúng thầu tại các dự án/gói thầu;

h)     Các nội dung khác (nếu có).

2)     Đánh giá việc thực hiện hoạt động đấu thầu trong năm:

Đánh giá việc thực hiện hoạt động đấu thầu trên địa bàn, ngành, lĩnh vực quản lý của cơ quan, tổ chức theo từng nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này, bao gồm:

a)      Kết quả đạt được;

b)     Hạn chế, tồn tại;

c)      Nguyên nhân.

3)     Giải pháp và kiến nghị:

Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện hoạt động đấu thầu, nêu các kiến nghị, đề xuất và kế hoạch thực hiện cho năm tiếp theo để đảm bảo hiệu quả, hiệu lực trong quản lý và thực hiện hoạt động đấu thầu.

·        Số liệu báo cáo

1.      Số liệu báo cáo về kết quả tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu gồm các nội dung:

a)      Kết quả lựa chọn nhà thầu theo mục đích sử dụng vốn;

b)     Kết quả lựa chọn nhà thầu theo hình thức lựa chọn nhà thầu;

c)      Kết quả lựa chọn nhà thầu theo lĩnh vực đấu thầu;

d)     Số liệu về đấu thầu qua mạng.

3)     Tổng hợp kết quả việc tuân thủ quy định về báo cáo định kỳ hàng năm của các cơ quan, đơn vị thuộc địa bàn, ngành, lĩnh vực phụ trách.