Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển:
Lập hồ sơ mời sơ tuyển:
Nội dung hồ sơ mời sơ tuyển bao gồm:
1.Thông tin chỉ dẫn nhà đầu tư: Nội dung cơ bản của dự án và các nội dung chỉ dẫn rihà đầu tư tham dự sơ tuyển.
2.Yêu cầu về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 5 của Luật Đấu thầu.
Xem thêm: Quy trình sơ tuyển nhà đầu tư đối với dự án PPP? Dự án PPP nào phải áp dụng sơ tuyển nhà đầu tư?
3.Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư bao gồm:
Năng lực tài chính – thương mại, khả năng thu xếp vốn và năng lực triển khai thực hiện dự án; kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự. Trường hợp liên danh, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh; nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu là 30%, từng thành viên trong liên danh có tỷ lệ sở hữu vổn tối thiểu là 15% trong liên danh;
Phương pháp triển khai thực hiện dự án sơ bộ và cam kết thực hiện dự án; kê khai về tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện.
Đối với dự án BT, nhà đầu tư phải đáp ứng thêm yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm (nếu có) theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan để thực hiện dự án khác.
4.Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá
Phương pháp đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được thực hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển. Sử dụng phương pháp chấm điếm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm phải quy định mức điếm tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng yêu cầu nhưng không được thấp hơn 60% tổng số điếm
và điếm đánh giá của từng nội dung yêu cầu cơ bản không thấp hơn 50% điểm tối đa của nội dung đó.
Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sư tuyển:
1.Bên mời thầu trình người có thẩm quyền dự thảo hồ sơ mời sơ tuyển và các tài liệu liên quan đồng thời gửi đơn vị thẩm định;
2.Việc thấm định hồ sơ mời sơ tuyển được thực hiện như sau:
Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:
+ Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển của bên mời thầu;
+ Dự thảo hồ sơ mời sơ tuyển;
+ Bản chụp các tài liệu là căn cứ pháp lý để sơ tuyển;
+ Tài liệu khác có liên quan.
Nội dung thẩm định bao gồm:
+ Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời sơ tuyển;
+ Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ mời sơ tuyển so với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện dự án; sự phù hợp so với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;
+ Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời sơ tuyển;
+ Các nội dung liên quan khác.
Báo cáo thẩm định bao gồm:
+ Khái quát nội dung của dự án, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời sơ tuyển;
+ Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo hồ sơ mời sơ tuyển;
+ Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về việc phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển; về biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện hồ sơ mời sơ tuyển không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển;
+ Các ý kiến khác (nếu có).
Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định cần tổ chức họp giữa các bên để giải quyết các vấn đề còn tồn tại nếu thấy cần thiết.
3.Việc phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển phải bằng văn bản, căn cứ tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển.a