Mức xử phạt hành vi vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định trong lĩnh vực dự trữ quốc gia

Mục lục chính

1.   Hành vi vi phạm quy định về mua, bán hàng dự trữ quốc gia

Tại Điều 40 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoặc niêm yết công khai về đối tượng tham gia mua, bán; phương thức mua, bán; giá mua, bán; thời hạn mua, bán; số lượng, chủng loại, quy cách, tiêu chuẩn, chất lượng hàng dự trữ quốc gia theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi:

Thực hiện không đúng các quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành về phương thức mua, bán đối với từng loại hàng dự trữ quốc gia.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện việc mua hàng dự trữ quốc gia khi đã có đủ các điều kiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Mua, bán hàng dự trữ quốc gia khi không có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Mua, bán hàng dự trữ quốc gia khi thời hạn về mua, bán hàng dự trữ quốc gia đã hết hiệu lực;

d) Mua, bán hàng dự trữ quốc gia không đúng về số lượng, chủng loại, quy cách, tiêu chuẩn, chất lượng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

đ) Không thực hiện các quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành về phương thức mua, bán đối với từng loại hàng dự trữ quốc gia.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tự ý thay đổi giá mua, bán hàng dự trữ quốc gia để trục lợi.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.

IMG dt.47
Mức xử phạt hành vi vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định trong lĩnh vực dự trữ quốc gia

 

Xem thêm: Thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

 

2.   Hành vi vi phạm quy định về quản lý hàng dự trữ quốc gia

Tại Điều 41 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không mở sổ sách theo dõi về chất lượng, số lượng, chủng loại hàng dự trữ quốc gia trong quá trình bảo quản;

b) Không thực hiện các báo cáo định kỳ, đột xuất liên quan đến bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm về điều chuyển hàng dự trữ quốc gia theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điều chuyển hàng dự trữ quốc gia;

b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điều chuyển hàng dự trữ quốc gia.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi hàng dự trữ quốc gia đã điều chuyển không đúng quy định đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

3.   Hành vi vi phạm quy định về bảo quản hàng dự trữ quốc gia

Tại Điều 42 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định như sau:

1. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc yêu cầu kỹ thuật bảo quản tạm thời về bảo quản hàng dự trữ quốc gia do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; không chấp hành đúng quy định về thời hạn bảo quản hàng dự trữ quốc gia; bảo quản hàng dự trữ quốc gia không đúng địa điểm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định theo các mức phạt sau:

a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp không gây thiệt hại;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 50.000.000 đồng;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi cản trở hoạt động cất giữ, bảo quản, luân chuyển hàng dự trữ quốc gia theo các mức phạt sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp không gây thiệt hại;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 50.000.000 đồng;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thuê tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện để bảo quản hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 triệu đồng.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

4.   Hành vi xâm phạm, phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật, kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia, hàng dữ trữ quốc gia nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

Tại Điều 43 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xâm phạm trái phép vào cơ sở vật chất – kỹ thuật, kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật, kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

3. Phạt tiền đối với hành vi xâm phạm, phá hoại hàng dự trữ quốc gia theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp không gây thiệt hại hàng dự trữ quốc gia;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 50.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

4. Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của cơ sở vật chất – kỹ thuật, kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Buộc hoàn trả hàng dự trữ quốc gia bị thiệt hại do hành vi xâm phạm, phá hoại hàng dự trữ quốc gia tại khoản 3 Điều này.

5.   Hành vi vi phạm quy định về cấp phát, cứu trợ hàng dự trữ quốc gia

Tại Điều 44 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi cản trở hoạt động cấp phát, cứu trợ hoặc thực thi một nhiệm vụ khác về dự trữ quốc gia theo các mức phạt sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp không gây thiệt hại;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 50.000.000 đồng;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các thủ tục cấp phát, cứu trợ hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng trong thời gian quy định.

3. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi sử dụng hàng dự trữ quốc gia không đúng mục đích; cấp phát, cứu trợ hàng dự trữ quốc gia không đúng đối tượng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cấp phát, cứu trợ hàng dự trữ quốc gia không đảm bảo về chủng loại, số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn, quy cách theo các mức phạt sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp không gây thiệt hại;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 50.000.000 đồng;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

4. Phạt tiền đối với hành vi làm thất thoát hàng dự trữ quốc gia dùng để cấp phát, cứu trợ hoặc thực thi một nhiệm vụ khác theo các mức phạt sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 50.000.000 đồng;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi phân phối hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng không đúng đối tượng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chậm trễ, trì hoãn trong việc cấp phát, cứu trợ hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000. 000 đồng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chậm trễ, trì hoãn trong việc phân phối hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều này;

b) Buộc hoàn trả hàng dự trữ quốc gia bị thất thoát, sử dụng không đúng mục đích hoặc cấp phát không đúng đối tượng đối với hành vi quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này;

c) Buộc hoàn trả hàng dự trữ quốc gia bị hư hỏng, kém hoặc mất phẩm chất, không đủ số lượng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này.

6.   Hành vi vi phạm quy định về nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia

Tại Điều 45 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi cản trở hoạt động nhập, xuất, vận chuyển hàng dự trữ quốc gia theo các mức phạt sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp không gây thiệt hại;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 50.000.000 đồng;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thủ tục nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng theo quy định;

b) Giao hàng không đúng về số lượng, chủng loại, quy cách, tiêu chuẩn, chất lượng đối với hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng không đúng về chủng loại, quy cách, số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng khi không có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;

b) Buộc thu hồi hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp không đúng quy định đối với các hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

7.   Hành vi vi phạm quy định về tiếp nhận hàng dự trữ quốc gia nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

Tại Điều 46 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tiếp nhận hàng dự trữ quốc gia không theo đúng thời gian, địa điểm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về thủ tục, trình tự tiếp nhận hàng dự trữ quốc gia.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận hàng dự trữ quốc gia (hàng dự trữ quốc gia được xuất cho cứu trợ hoặc thực thi một nhiệm vụ khác của cơ quan có thẩm quyền) khi hàng đã có đầy đủ các điều kiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

8.   Hành vi can thiệp trái pháp luật trong hoạt động dự trữ quốc gia

Tại Điều 47 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi can thiệp trái pháp luật trong hoạt động dự trữ quốc gia theo các mức phạt sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp không gây thiệt hại;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 50.000.000 đồng;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

9.   Hành vi vi phạm quy định về quản lý tiền vốn và phí trong hoạt động dự trữ quốc gia

Tại Điều 48 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo việc sử dụng tiền xuất từ vốn dự trữ quốc gia để mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thanh toán khi không có hợp đồng mua, bán hàng dự trữ quốc gia;

b) Thanh toán khi hàng dự trữ quốc gia không đúng về số lượng hoặc không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ;

c) Thanh toán khi không có biên bản thanh lý hợp đồng hoặc bảng kê chứng từ nhập kho có chữ ký của Thủ trưởng đơn vị đối với các trường hợp mua trực tiếp không qua đấu thầu;

d) Thanh toán khi không được Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia chuẩn chi;

đ) Sử dụng phí nhập, phí xuất, phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia không đúng nội dung, vượt định mức quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng vốn dự trữ quốc gia là tiền không đúng mục đích;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về quản lý tiền được xuất từ vốn dự trữ quốc gia;

c) Không nộp số tiền còn lại sau khi đã thực hiện xong việc mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

10.        Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh, cầm cố, thế chấp, cho thuê, khai thác tài sản thuộc dự trữ quốc gia

Tại Điều 49 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định như sau:

1. Phạt tiền đối với hành vi kinh doanh, cầm cố, thế chấp, cho thuê, khai thác trái phép tài sản thuộc dự trữ quốc gia (trừ kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia) theo các mức phạt sau:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tài sản có giá trị dưới 70.000.000 đồng;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tài sản có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tài sản có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

d) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tài sản có giá trị từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp tài sản có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.

2. Phạt tiền đối với hành vi kinh doanh, cầm cố, thế chấp, cho thuê, khai thác trái phép tài sản là kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo các mức phạt sau:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 500.000.000 đồng;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại nguyên trạng tài sản đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.