1. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu
Theo Điều 3 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (gọi tắt là Nghị định số 122/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
1. Hình thức xử phạt chính gồm:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể tại các điều từ Chương II đến Chương V Nghị định này.

Xem thêm: Quy định về Thời gian lập hồ sơ, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành
2. Mức phạt tiền
Theo Điều số 4 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Trong lĩnh vực đầu tư là 300.000.000 đồng;
b) Trong lĩnh vực đấu thầu là 300.000.000 đồng;
c) Trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp là 100.000.000 đồng;
d) Trong lĩnh vực quy hoạch là 500.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
3. Thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Theo Điều 5 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực đầu tư, đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp là 01 năm; đối với lĩnh vực quy hoạch là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; Điều 9; Điều 10; Điều 13; Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 3 Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 30; Điều 36; Điều 37; Điều 43; Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; Điều 51; Điều 52; Điều 53; Điều 54; Điều 55; Điều 56; Điều 57; Điều 58; Điều 59; Điều 60; Điều 61; Điều 62; Điều 63; Điều 64; Điều 65; Điều 66; Điều 67; Điều 68, Điều 69; Điều 70; Điều 71 và Điều 72 của Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện.
Đối với hành vi vi phạm đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
3. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này (trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 12 và Điều 25) là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc.
Đối với hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đánh Giá:
➤➤➤➤➤➤➤➤➤➤
Bài viết liên quan
Trách nhiệm của các bên về việc bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử
1. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ mạng Theo Điều 47 Luật...
Jan
Quy định về bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử
1. Bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử Theo Điều 44...
Jan
Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước? Các nguyên tắc tiến hành?
1. Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước Theo Điều...
Jan
Hợp đồng điện tử là gì? Quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử?
Mục lục chính 1. Hợp đồng điện tử Theo Điều 33 Luật giao dịch điện...
Jan
Quy định về chứng thư số, chữ ký số nước ngoài tại Việt Nam
Mục lục chính 1. Điều kiện sử dụng chứng thư số nước ngoài Theo Điều...
Jan
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cần phải có các điều kiện gì?
Các điều kiện để được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử...
Jan