Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Mục lục chính

1.   Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư

Theo Điều 73 Nghị định số 122/2021/NĐ/CP quy định như sau:

1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

2. Chánh thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư, quy hoạch;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư; đến 350.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quy hoạch;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.

4. Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư; đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quy hoạch;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.

IMG dt.28
Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

 

Xem thêm: Các hình thức xử phạt hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực quy hoạch và biện pháp khắc phụ hậu quả

 

2.   Thẩm quyền xử phạt của Uỷ ban nhân dân các cấp

Theo Điều 74 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 150.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư; đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quy hoạch;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư; đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quy hoạch;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.

3.   Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế

Theo Điều 75 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:

1. Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

2. Đội trưởng Đội Thuế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, đầu tư;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.

4. Cục trưởng Cục Thuế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 140.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.

5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.

4.   Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường

Theo Điều 76 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:

1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, đầu tư;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.

3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, đầu tư;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.

4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.

5.   Phân định thẩm quyền xử phạt

Theo Điều 77 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:

1. Những người có thẩm quyền của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 73 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 74 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

3. Những người có thẩm quyền của cơ quan Thuế có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 16; Điều 18; khoản 2 Điều 22; Điều 30; Điều 43; khoản 4 Điều 46; điểm a khoản 2 Điều 48; điểm a khoản 1 Điều 50; điểm a khoản 1 Điều 54; Điều 56; Điều 62; Điều 64; điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 65; Điều 66; khoản 3 Điều 67 và Điều 69 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 75 và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

4. Những người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 16; khoản 1 Điều 17; khoản 3 Điều 19; Điều 43; Điều 44; khoản 4 Điều 46; Điều 48; Điều 49; Điều 50; điểm c khoản 2 Điều 52; Điều 54; điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 56; điểm d khoản 1 Điều 60; Điều 62; Điều 63; Điều 64; điểm c và điểm d khoản 1, khoản 2 Điều 65; Điều 66 và Điều 69 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 76 và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

5. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

6.   Xác định thẩm quyền xử phạt

Theo Điều 78 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Điều 73, Điều 74, Điều 75 và Điều 76 của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 lần thẩm quyền phạt tiền tổ chức.

7.   Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

Theo Điều 79 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:

1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 73, Điều 74, Điều 75 và Điều 76 của Nghị định này.

2. Công chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính trong những lĩnh vực quy định tại Nghị định này.

3. Công chức thuộc cơ quan thanh tra Kế hoạch và Đầu tư được phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành độc lập hoặc theo đoàn thanh tra.

4. Công chức thuộc các cơ quan quản lý nhà nước được giao nhiệm vụ kiểm tra trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về: đầu tư (bao gồm: đầu tư công, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)), đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp, quy hoạch.

5. Trong một vụ việc có nhiều hành vi vi phạm, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ phải lập ngay biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi đã được xác định là vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình.

Trường hợp vụ việc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì chuyển bản gốc biên bản vi phạm hành chính cùng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định tại khoản 5 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền.