Quy định về việc lập hồ sơ mời thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất?

Mục lục chính

1.      Quy định về việc lạp hồ sơ mời thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất?

a)       Quy định về lập hồ sơ mời thầu:

1.      Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:

–         Danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất cần lựa chọn nhà đầu tư được công bố theo quy định;

–         Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được duyệt;

–         Quy định hiện hành của pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đẩu tư, xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 06/20220/TT-BKHĐT

2.      Hồ sơ mời thầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

–         Đáp ứng các điều kiện:

+ Dự án thuộc danh mục dự án do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố theo quy định của pháp luật hoặc dự án do nhà đầu tư đề xuất;

+ Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt;

+ Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt;

+ Thông báo mời thầu hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật Đấu thầu.

–         Có quy hoạch xây dựng có tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/500 (nếu có) hoặc quy hoạch phân khu đô thị có tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/5.000 được câp có thâm quyên phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Quy định về việc lạp hồ sơ mời thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất?
Quy định về việc lạp hồ sơ mời thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất?

Xem thêm: Quy trình đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm mấy bước ?

 

3.      Nội dung hồ sơ mời thầu:

Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc nham tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Hồ sơ mời thầu được lập phải có đầy đủ các thông tin để nhà đầu tư lập hồ sơ dự thầu, bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

a)      Thông tin chung về dự án bao gồm tên dự án; mục tiêu, công năng; địa điểm thực hiện; quy mô; sơ bộ tiến độ thực hiện; hiện trạng khu đất, quỹ đất; các chỉ tiêu quy hoạch;

b)     Chỉ dẫn đối với nhà đầu tư bao gồm thủ tục đấu thầu và bảng dữ liệu đấu thầu;

c)      Yêu cầu về thực hiện dự án; yêu cầu về kiến trúc; môi trường, an toàn; các nội dung khác của dự án (nếu có);

d)     Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, tài chính – thương mại và phương pháp đánh giá các nội dung này;

e)      Các biểu mẫu dự thầu bao gồm đơn dự thầu, đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính – thương mại, bảo đảm dự thầu, cam kết của tổ chức tài chính (nếu có) và các biểu mẫu khác;

f)      Thời hạn giao đất hoặc cho thuê đất; mục đích sử dụng đất; cơ cấu sử dụng đất;

g)     Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến do bên mời thầu xác định trên cơ sở lựa chọn phương pháp định giá đất phù hợp nhất và thông số đầu vào hoặc cách thức xác định thông số đầu vào tương ứng với phương pháp định giá đất.

h)     Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhà đầu tư trúng thầu phải nộp được xác định tại thời điếm Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

i)       Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án, không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (mi) do bên mời thầu xác định theo quy định liên quan của pháp luật về xây dựng đối với từng dự án cụ thể, bảo đảm phát huy khả năng, hiệu quả sử dụng tôi đa khu đất, quỹ đất, diện tích đất, hệ số sử dụng đất và quy hoạch không gian sử dụng đất;

j)       Phương án và chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của phần diện tích đất cần giải phóng mặt bằng (m2) được xác định trên cơ sở:

–         Bồi thường về đất;

–         Chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất (nếu có);

–         Chi phí bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng, tài sản trên đất; thiệt hại về sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất (nếu có);

–         Tiền hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất (nếu có) gồm: hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm; hỗ trợ tái định cư; hỗ trợ khác;

–         Kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng.

k)     Giá sàn nộp ngân sách nhà nước (ms) được bên mời thầu xác định theo công thức:

m3 = s × ΔG × k,

Trong đó:

–         S là diện tích phần đất có thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của khu đất, quỹ đất dự kiến giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư để thực hiện dự án;

–         ΔG là giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích của các khu đất, quỹ đất có cùng mục đích sử dụng đất trong phạm vi địa phương hoặc khu vực có khu đât, quỹ đât thực hiện dự án. Trường hợp tại địa phương thực hiện dự án không có các khu đất, quỹ đất có cùng mục đích sử dụng đất thì tham chiếu cơ sở dữ liệu về đất đai của các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội tương tự;

–         k là hệ số điều chỉnh giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá của các khu đất, quỹ đất có tính đến yếu tố tương đồng với khu đất, quỹ đất thực hiện dự án và các yếu tố cần thiết khác (nếu có).

Giá trị này được xác định mang tính tương đối, là căn cứ để nhà đầu tư đề xuất nộp ngân sách nhà nước và độc lập với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhà đầu tư phải nộp theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trong quá trình thực hiện, người có thẩm quyền, bên mời thầu tự xác định các thông số đầu vào để tính toán giá trị m3 hoặc thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BKHĐT; bảo đảm công bằng, minh bạch, khách quan, khoa học, khả thi, không gây bất lợi cho các bên tham gia và khai thác hiệu quả sử dụng đất, tránh thất thoát ngân sách nhà nước.

l)       Dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu thực hiện dự án, thời hạn giao đất hoặc cho thuê đất; diện tích khu đất, quỹ đất; tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến; phương pháp định giá đất sẽ được sử dụng để xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tại thời điểm giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai; thông số đầu vào hoặc cách thức xác định thông số đầu vào tương ứng với phương pháp định giá; các quy định áp dụng; thưởng phạt hợp đồng; trường hợp bất khả kháng; việc xem xét lại hợp đồng trong quá trình vận hành dự án và các nội dung khác

2.      Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu với dự án đầu tư có sử dụng đất?

Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu được thể hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu, bao gồm:

1)     Căn cứ yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm được phê duyệt, tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá về năng lực, kinh nghiệm được cập nhật hoặc bổ sung (nếu cần thiết). Trường hợp liên danh, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh; nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu là 30%, từng thành viên trong liên danh có tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu là 15% trong liên danh.

2)     Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá về kỹ thuật:

a)      Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật:

–         Sự phù hợp của mục tiêu dự án do nhà đầu tư đề xuất với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch xây dựng có tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/500 (nếu có) hoặc quy hoạch phân khu đô thị có tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/5.000 theo quy định của pháp luật;

–         Yêu cầu về quy mô dự án, giải pháp kiến trúc, công năng cơ bản của công trình dự án;

–         Yêu cầu về môi trường và an toàn;

–         Các tiêu chuẩn khác phù hợp với từng dự án cụ thể.

b)     Phương pháp đánh giá về kỹ thuật:

Sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải quy định mức điểm tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng yêu cầu nhưng không được thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật và điểm của từng nội dung yêu cầu quy định tại điểm a khoản này không thấp hơn 60% điểm tối đa của nội dung đó.

Cơ cấu về tỷ trọng điểm tương ứng với các nội dung quy định tại điểm a khoản này phải phù hợp với từng dự án cụ thể nhưng phải đảm bảo tổng tỷ trọng điểm bằng 100%.

3)     Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá về tài chính – thương mại gồm:

a)      Tiêu chuẩn đánh giá về tài chính – thương mại

–         Tiêu chuẩn về tổng chi phí thực hiện dự án (M1);

–         Tiêu chuẩn về giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (M2);

–         Tiêu chuẩn về hiệu quả đầu tư (M3).

Trong đó:

M1 là tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) do nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu căn cứ nội dung mi được xác định trong hồ sơ mời thầu;

M2 là giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu căn cứ nội dung m2 được xác định trong hồ sơ mời thầu.

Trường hợp giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được duyệt thấp hơn giá trị M2 thì phần chênh lệch sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp cao hơn giá trị M2 thì nhà đầu tư phải bù phần thiếu hụt, giá trị phần thiếu hụt được tính vào vốn đầu tư của dự án.

Nhà đầu tư sẽ được khấu trừ giá trị bồi thường, hồ trợ, tái định cư theo phương án được duyệt vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhưng không vượt quá số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp theo quy định của pháp luật về đất đai. Đối với số tiền bồi thường,
giải phóng mặt bằng còn lại theo phương án được duyệt chưa được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp (nếu có) thì được tính vào vốn đầu tư của dự án.

M3 là giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền do nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

b)     Phương pháp đánh giá về tài chính – thương mại

–         Sử dụng phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước để đánh giá về tài chính – thương mại. Đối với các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì căn cứ vào đề xuất hiệu quả đầu tư để so sánh, xếp hạng. Hiệu quả đầu tư được đánh giá thông qua tiêu chí nhà đầu tư đề xuất nộp ngân sách nhà nước bằng tiền, ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành (M3);

–         Nhà đầu tư có đề xuất tổng chi phí thực hiện dự án (M1) không thấp hơn mi (M1 > mi), giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (M2) không thấp hơn m2 (M2 > m2), giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành (M3) không thấp hơn giá sàn và cao nhất được xếp thứ nhất, được xem xét đề nghị trúng thầu.

3.      Quy định về việc thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu với dự án đầu tư có sử dụng đất?

–         Hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt.

–         Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

4.      Việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất thực hiện như thế nào?

Việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện như quy định đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức PPP

Việc mời thầu , phát hành hồ sơ mời thầu, mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được thự chiện theo quy định sau đâu:

1)     Mời thầu

Thông báo mời thầu được đăng tải theo quy định như trong phước thức đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức PPP

2)     Phát hành hồ sơ mời thầu:

a)      Hồ sơ mời thầu được pahts hành rộng rãi cho các nhà đầu tư tham gia đấu thầu

b)     Đối với nhà đầu tư liên danh, chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời thầu, kể cả trường hợp chưa hình thành liên danh khi mua hồ sơ mời thầu

3)     Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được mở theo quy định sau, bao gồm cả trưởng hợp chỉ có một nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu

a)       Việc mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu, bao gồm cả trường hợp chỉ có một nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu. Chỉ tiến hành mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật mà bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà đầu tư.

b)     Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà đầu tư và theo trình tự sau đây:

–         Kiểm tra niêm phong;

–         Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà đầu tư; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; đơn dự thầu thuộc đề xuất về kỹ thuật; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; thời gian thực hiện hợp đồng; giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu; các thông tin khác liên quan.

c)      Biên bản mở thầu: Các thông tin nêu tại khoản 2 Điều này phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà đầu tư tham dự thầu.

4)     Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung quan trọng của từng hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.

5)     Hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại của tất cả các nhà đầu tư phải được bên mời thầu niêm phong trong một túi riêng biệt và được đại diện của bên mời thầu, nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu ký niêm phong.

5.      Nội dung đánh giá hồ sơ để xuất về kỹ thuật đối với dự án đầu tư có sử dụng đất?

1)     Việc kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định sau:

·        Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:

–         Kiếm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

–         Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm: Đơn dự thầu thuộc đề xuất về kỹ thuật, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu (nếu có); tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư (đối với dự án không áp dụng sơ tuyển); đề xuất về kỹ thuật; các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

–         Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.

·        Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

a)      Có bản gốc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

b)     Có đơn dự thầu thuộc đề xuất về kỹ thuật được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dâu (nếu có) hoặc thành viên đứng đâu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;

c)      Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ

d)     Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; đ) Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ đề xuất về kỹ thuật với tư cách là nhà đầu tư độc lập hoặc thành viên trong liên danh;

e)      Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có);

f)      Nhà đầu tư không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

g)     Nhà đầu tư bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định của Luật Đấu thầu.

2)     Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kinh nghiệm nêu trong hồ sơ mời thầu.

3)     Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ, đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm được xem xét, đánh giá chi tiết về kỹ thuật.

4)     Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định:

–         Việc đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời thầu;

–         Nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì được xem xét, đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại.

6.      Việc thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng theo yêu cầu về kỹ thuật thực hiện như thế nào?

Việc thẩm định và phê duyệt danh sách nhà đầu tư dáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thực hiện theo quy định sau: Danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật phải được phê duyệt bằng văn bản, căn cứ vào tờ trình duyệt phê duyệt và báo cáo thẩm định danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. Bên mời thầu phải thông báo danh sách các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến tất cả các nhà đầu tư tham dự thầu, trong đó mời các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại.