Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng tài sản công

1.   Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công

Tại Điều 28 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định như sau:

1. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công gồm:

a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công quy định tại Điều 29, Điều 30 Nghị định này;

b) Công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

2. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 29, Điều 30 Nghị định này ra quyết định xử phạt.

IMG dt.44
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng tài sản công

 

Xem thêm: Mức xử phạt về vi phạm quy định trong quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng

 

2.   Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ bản nhân dân:

Tại Điều 29 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP và Điều 6 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

3.   Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra

Tại Điều 30 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:

1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c[1]. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;

c[2]. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

4. Chánh Thanh tra bộ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

[1] Điểm này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 4 Điều 4 Nghị định 102/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022

[2] Điểm này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 4 Điều 4 Nghị định 102/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022