1. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực dự trữ quốc gia
Tại Điều 50 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định như sau:
1. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực dự trữ quốc gia gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dự trữ quốc gia quy định tại các Điều 51, 52 và 53 Nghị định này;
b) Công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dự trữ quốc gia.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền quy định tại các Điều 51, 52 và 53 Nghị định này ra quyết định xử phạt.
Xem thêm: Mức xử phạt hành vi vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định trong lĩnh vực dự trữ quốc gia
2. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
Tại Điều 51 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
2.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
3. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra
Tại Điều 52 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP quy đinh như sau:
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực dự trữ quốc gia đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c[1]) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng
2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra cấp sở thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực dự trữ quốc gia, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước ra quyết định thành lập Đoàn thanh tra và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực ra quyết định thành lập có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c[2]) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực dự trữ quốc gia có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c[3]) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
4. Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước
Tại Điều 53 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:
1. Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực dự trữ quốc gia có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c[4]) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực dự trữ quốc gia có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
[1] Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 4 Nghị định 102/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022
[2] Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 4 Nghị định 102/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022
[3] Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 4 Nghị định 102/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022
[4] Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 4 Nghị định 102/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022
Đánh Giá:
➤➤➤➤➤➤➤➤➤➤
Bài viết liên quan
Trách nhiệm của các bên về việc bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử
1. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ mạng Theo Điều 47 Luật...
Jan
Quy định về bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử
1. Bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử Theo Điều 44...
Jan
Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước? Các nguyên tắc tiến hành?
1. Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước Theo Điều...
Jan
Hợp đồng điện tử là gì? Quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử?
Mục lục chính 1. Hợp đồng điện tử Theo Điều 33 Luật giao dịch điện...
Jan
Quy định về chứng thư số, chữ ký số nước ngoài tại Việt Nam
Mục lục chính 1. Điều kiện sử dụng chứng thư số nước ngoài Theo Điều...
Jan
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cần phải có các điều kiện gì?
Các điều kiện để được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử...
Jan