Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư

noi dung ke hoach lua chon nha dau tu

Mục lục chính

1. Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư

Căn cứ theo Điều 55 Luật đấu thầu 2013 quy định như sau:

1. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư:

a) Quyết định phê duyệt dự án;

b) Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;

c) Các văn bản có liên quan.

2. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư:

a) Tên dự án;

b) Tổng mức đầu tư và tổng vốn của dự án;

c) Sơ bộ vốn góp của Nhà nước, cơ chế tài chính của Nhà nước để hỗ trợ việc thực hiện dự án (nếu có);

d) Hình thức và phương thức lựa chọn nhà đầu tư;

đ) Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;

e) Loại hợp đồng;

g) Thời gian thực hiện hợp đồng.

noi dung ke hoach lua chon nha dau tu
Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư

 

Xem thêm: Quy trình lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được thực hiện như thế nào?

 

2. Lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư

* Căn cứ theo Điều 55 Luật đấu thầu 2013 và Điều 24 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP, Nghị định số 35/2021/NĐ-CP hướng dẫn như sau:

1. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư:

a) Đối với dự án PPP:

– Quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án ứng dụng công nghệ cao);

– Quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT hoặc dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức đấu thầu trên cơ sở thiết kế và dự toán;

– Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi (nếu có);

– Kết quả sơ tuyển (nếu có);

– Các văn bản có liên quan (nếu có).

b[1]. Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất:

– Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư) hoặc Quyết định phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất (đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư);

– Quyết định phê duyệt áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi;

– Các văn bản có liên quan (nếu có).

2. Trên cơ sở các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, bên mời thầu lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư trình người có thẩm quyền, đồng thời gửi đơn vị thẩm định.

3. Hồ sơ trình duyệt bao gồm:

a) Văn bản trình duyệt, trong đó nêu tóm tắt về quá trình thực hiện và các nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điều 25 Nghị định này;

b) Bảng theo dõi tiến độ các hoạt động trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 10 Điều 6 và điểm h khoản 1 Điều 8 Nghị định này;

c) Tài liệu kèm theo, trong đó bao gồm các bản chụp làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư

* Căn cứ theo Điều 55 Luật đấu thầu 2013 và Điều 25 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP, Nghị định số 35/2021/NĐ-CP quy định như sau:

1. Tên dự án.

2[2]. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án, chi phí bồi thường, hỗ trợ. tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến đối với dự án đầu tư có sử dụng đất

3. Sơ bộ phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP, cơ chế tài chính để hỗ trợ việc thực hiện dự án (nếu có).

4. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà đầu tư:

a[3]) Xác định rõ hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại các Điều 20, 22 và 26 của Luật Đấu thầu, Điều 10 Nghị định này;

b) Xác định rõ phương thức lựa chọn nhà đầu tư là một giai đoạn một túi hồ sơ hoặc một giai đoạn hai túi hồ sơ theo quy định tại Điều 28 hoặc Điều 29 của Luật Đấu thầu.

5. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư:

Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm.

6. Loại hợp đồng:

a) Đối với dự án PPP, xác định rõ loại hợp đồng theo quy định tại Điều 68 của Luật Đấu thầu và pháp luật về đầu tư PPP;

b) Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất, xác định rõ loại hợp đồng là hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất.

7. Thời gian thực hiện hợp đồng:

Thời gian thực hiện hợp đồng là số năm hoặc tháng tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực đến thời điểm các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng.

4. Thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư

* Căn cứ theo Điều 55 Luật đấu thầu 2013 và Điều 26 Nghị định số 25/2020 hướng dẫn như sau:

1. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư:

a) Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư là việc tiến hành thẩm tra, đánh giá các nội dung quy định tại Điều 25 Nghị định này;

b) Đơn vị được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư lập báo cáo thẩm định trình người có thẩm quyền phê duyệt.

2. Căn cứ báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư và bảng theo dõi tiến độ các hoạt động trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư để làm cơ sở tiến hành lựa chọn nhà đầu tư.

5. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư

Căn cứ theo Điều 56 Luật đấu thầu 2013 quy định như sau:

1. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư;

b) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;

c) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

đ) Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

[1] Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 89 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP
[2] Điểm này được sửa đổi bởi Điều a Khoản 8 Điều 89 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP
[3] Điểm này được sửa đổi bởi Điều b Khoản 8 Điều 89 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP