Căn cứ theo Điều 57 Luật đấu thầu 2013 quy định như sau:
1. Bên mời thầu trình người có thẩm quyền kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư, đồng thời gửi tổ chức thẩm định.
2. Tổ chức thẩm định lập báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư trình người có thẩm quyền.
3. Người có thẩm quyền căn cứ hồ sơ trình và báo cáo thẩm định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Xem thêm: Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư
1. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư
Theo Điều 26 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP quy định như sau:
1. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư:
a) Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư là việc tiến hành thẩm tra, đánh giá các nội dung quy định tại Điều 25 Nghị định này;
b) Đơn vị được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư lập báo cáo thẩm định trình người có thẩm quyền phê duyệt.
2. Căn cứ báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư và bảng theo dõi tiến độ các hoạt động trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư để làm cơ sở tiến hành lựa chọn nhà đầu tư.
2. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
Căn cứ theo Điều 58 Luật đấu thầu 2013 quy định như sau:
1. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: phương pháp giá dịch vụ, phương pháp vốn góp của Nhà nước, phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước và phương pháp kết hợp.
2. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá về tài chính.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
3. Xét duyệt trúng thầu trong lựa chọn nhà đầu tư
Căn cứ theo Điều 59 Luật đấu thầu 2013 quy định như sau:
1. Nhà đầu tư được lựa chọn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất hợp lệ;
b) Đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm;
c) Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
d) Đáp ứng yêu cầu về tài chính;
đ) Dự án đạt hiệu quả cao nhất.
2. Đối với nhà đầu tư không được lựa chọn, trong thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải nêu rõ lý do nhà đầu tư không trúng thầu.
Đánh Giá:
➤➤➤➤➤➤➤➤➤➤
Bài viết liên quan
Trách nhiệm của các bên về việc bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử
1. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ mạng Theo Điều 47 Luật...
Jan
Quy định về bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử
1. Bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử Theo Điều 44...
Jan
Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước? Các nguyên tắc tiến hành?
1. Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước Theo Điều...
Jan
Hợp đồng điện tử là gì? Quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử?
Mục lục chính 1. Hợp đồng điện tử Theo Điều 33 Luật giao dịch điện...
Jan
Quy định về chứng thư số, chữ ký số nước ngoài tại Việt Nam
Mục lục chính 1. Điều kiện sử dụng chứng thư số nước ngoài Theo Điều...
Jan
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cần phải có các điều kiện gì?
Các điều kiện để được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử...
Jan